WILL DURANT - VỊ SỬ GIA NỔI TIẾNG

William James Durant (1885-1981) là tác gia nổi tiếng người Mỹ. Ở Việt Nam, ông cực kỳ nổi tiếng với bộ sách "Lịch sử văn minh" (1935-1975) trọn bộ gồm 11 tập, cùng các tác phẩm về lịch sử khác đã được Nguyễn Hiến Lê dịch.

...VÀ CŨNG LÀ MỘT TRIẾT GIA XUẤT CHÚNG

Với tác phẩm "Câu chuyện Triết học" (1924, Trí Hải và Bửu Đích dịch.), ông đã đặt nền móng cho việc phổ cập triết học. Ông và vợ (bà Ariel Durant) đã được trao Giải thưởng Pulitzer cho hạng mục sách Phi hư cấu năm 1968 và Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ năm 1977.

Luận văn này nhằm đưa ra 3 quan điểm:

"TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI" - BẢN LUẬN VĂN TIẾN SĨ

"Triết học và vấn đề xã hội" chính là Luận văn Tiến sĩ của Will Durant, được đệ trình vào năm 1917 và xuất bản ngay trong năm đó như một tác phẩm đầu tay của ông. 

Ông tìm cách thống nhất và nhân văn hóa một khối lượng lớn kiến thức lịch sử triết học, vốn đã phát triển đến mức khổng lồ và trở nên phân mảnh rời rạc trong tay các chuyên gia bí truyền, và tìm cách hồi sinh nó để áp dụng vào cuộc sống đương thời. Bởi lẽ, ông cho rằng triết học đang héo mòn và không phát triển được vì nó tránh né các vấn đề thực sự của xã hội.

  • Thứ 1: Vấn đề xã hội là mối quan tâm căn bản của nhiều triết gia vĩ đại.
  • Thứ 2: Cách tiếp cận vấn đề xã hội thông qua triết học là điều kiện đầu tiên cho một cách xử lý thành công vấn đề này dù chỉ ở mức độ khiêm tốn.
  • Thứ 3: Một hướng tiếp cận triết học thông qua vấn đề xã hội thì rất cần thiết cho sự phục sinh của triết học.

MỤC LỤC TÁC PHẨM

PHẦN I: HƯỚNG TIẾP CẬN THEO LỊCH SỬ
Dành 2/3 tác phẩm cho việc diễn giải những đóng góp của Sōkrátēs, Platōn, Bacon, Spinoza, Nietzsche và bằng cái nhìn viễn cảnh lớn, Will Durant không tìm cách bác bỏ hay lờ đi mà “liên hệ” những triết thuyết khác nhau đó với hoàn cảnh hiện tại. Như một khối từ tính nhân văn khi đi ngược dòng lịch sử tìm về với các đỉnh cao triết học, ông thu hút vào mình những giá trị tinh túy nhất của từng triết gia.

Dẫn nhập
Chương 1: Ý nghĩa hiện nay của đạo đức học Sōkrátēs
Chương 2: Platōn: Triết học như chính trị học
Chương 3: Francis Bacon và những khả thể xã hội của khoa học
Chương 4: Spinoza bàn về vấn đề xã hội
Chương 5: Nietzsche

PHẦN II: NHỮNG ĐỀ XUẤT
Khác với lịch sử, vốn phục hiện quá khứ; triết học tìm cách tái thiết tương lai. Triết học không phân tích mà tổng hợp; không phạm trù hóa mà tái thiết và tái định hướng, sáng tạo từ sự đa dạng trộn lẫn trong nhiều phương thức khác nhau. Một trăm năm đã trôi qua kể từ khi cuốn sách sôi nổi này được viết ra, và có quá nhiều bằng chứng cho thấy nước Mỹ và phần nào đó châu Âu đã đi theo đồ án của Will Durant.

Chương 6: Những giải pháp và hóa giải
Chương 7: Chức năng tái thiết của triết học
Chương 8: Trí thông minh có tổ chức
Chương 9: Người đọc lên tiếng
Chú thích
Bảng dẫn

Lời bào chữa của Sōkrátēs cho trí thông minh

Khi Sōkrátēs xuất hiện, ông ta thấy thế giới hoạt động bất ổn, một cuộc chiến mà trong đó mọi người chống lại nhau, một sự hùng hổ của những cá tính không được điều hòa đang lao tới cảnh hỗn mang.

Và khi được hỏi: Con người phải làm gì để được cứu vớt; ông ta đã trả lời một cách đơn giản: Chúng ta hãy suy nghĩ.

Chẳng phải đó là bức tranh thường ngày của các xã hội chúng ta hiện nay sao? Sōkrátēs mang theo học thuyết “trí tuệ như một đức hạnh” như một liều thuốc đến cho thành phố Athína [Athens].

Will Durant quảng diễn học thuyết đó như sau: Cái nào có cơ may sống còn hơn: một xã hội gồm những người “tốt” hay một xã hội gồm những người có trí tuệ? Trong chừng mực một người là “tốt” anh ta chỉ vâng lời, anh ta không khởi xướng. Một xã hội gồm những người “tốt” nhất thiết sẽ trì trệ; vì trong một xã hội như thế đức tính được đòi hỏi nhất, như Emerson diễn tả, là tính tuân thủ. Nếu những con người vĩ đại trồi ra qua khỏi lớp vỏ cứng băng giá này của tính tuân thủ, họ sẽ bị gọi là kẻ cơ hội và kẻ phạm pháp; cuộc sống của những người vĩ đại nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta không thể làm cho cuộc sống của chúng ta thăng hoa mà vẫn là “tốt”. Nhưng trí tuệ như một lý tưởng đạo đức là một chuẩn mực tiến bộ; vì nó hàm ý việc sắp xếp tiến bộ cuộc sống của ta trong quan hệ đối chiếu với các lý tưởng tối hậu của ta.

Việc chúng ta phải làm, Platōn nói, là khiến mọi người mường tượng một thế giới tốt đẹp hơn để họ có thể thấy thế giới này là xấu xí, và có thể nỗ lực định hình nó lại. Chúng ta phải hình dung những mô thức hoàn hảo cho mọi vật, và “đánh đập” thế giới này cho đến khi nó tự thay đổi và có những hình dạng hoàn hảo này.

Hy vọng của Platōn về những nhà vua kiêm triết gia

Có một ý tưởng thiên tài của Platōn ở đây: Nó là một điểm mà bọn lạc hậu chúng ta đang tiến tới sau ông ấy khoảng 2.300 năm. “Tìm ra thiên hướng tự nhiên,” bắt được tàn lửa của ngọn lửa thần thánh trước khi thói tuân thủ rập khuôn dập nó tắt; đó là bước khởi đầu nhưng cũng là đỉnh cao cho nhiệm vụ của nhà giáo dục - initium dimidium facti.

Nhưng đến với Platōn là đến với một phương diện cốt yếu của xã hội - phương diện chính trị. Triết lý chính trị của ông thực chất là việc đào tạo những chính trị gia theo mô hình nhà vua kiêm triết gia nổi tiếng của ông để điều hành nước Cộng hòa - Xứ Không tưởng do ông thiết kế ra vốn được Will Durant coi là thành quả tuyệt vời nhất thời cổ đại. “Cho đến khi các triết gia trở thành vua chúa, hoặc các vua chúa và hoàng thân trên thế giới đều có tinh thần và sức mạnh của triết học,… các thành bang sẽ chẳng bao giờ thoát được điều xấu, và loài người cũng vậy.”

Với Francis Bacon, tác giả dẫn ta đến với một lời khẳng quyết vĩ đại: “Trừ phi triết học và khoa học được tái sinh từ những mục tiêu xã hội và nhu cầu xã hội, nếu không chúng không thể có sức sống. Một tinh thần mới phải ra đời.”

“Tri thức là sức mạnh,” đó là khẳng quyết thứ hai của Bacon. Theo ông, không có gì mà chúng ta không thể làm, nếu chúng ta muốn. Vấn đề là chúng ta phải muốn. Cả châu Âu đáp lời ông kêu gọi “mở rộng cương giới của đế quốc con người”.

Giấc mơ của Bacon về kiến thức được tổ chức và cai trị thế giới

Tương tự như Platōn, ông cũng thiết kế đồ án Xứ Không tưởng của riêng mình; đó là một đất nước mà trong đó tổ chức khoa học này đã đạt quy mô vĩ đại do nhà nước chủ trì. Và một lần nữa ta nghe vang vọng Platōn khi ông tuyên bố mạnh mẽ: Hầu như không hề có trường hợp nào mà trong đó một chính quyền gồm những nhà cai trị có học mà lại không thịnh đạt.

Tóm lại, học thuyết của Francis Bacon là ứng dụng trí tuệ tốt nhất vào vấn đề trật tự xã hội.

Trước hết, Spinoza nói, tư tưởng phải được tự do tuyệt đối: Chúng ta phải có được lợi lộc khả dĩ ngay cả từ những ý kiến ngược chiều nguy hiểm nhất. Chàng Spinoza tưởng đâu bị Thượng đế bỏ bùa mê đã hoàn toàn tỉnh táo trước những vấn đề xã hội. Thay vì lặng lẽ ngồi chiêm ngưỡng Thượng đế trong tự nhiên, hay miệt mài ngồi mài kính để mưu sinh, ông lên tiếng về tự do ngôn luận và tự do diễn đạt như là phần cốt yếu trong chính trị học của ông.

Ông nói rất ngắn gọn và quyết liệt: “Tư tưởng phải được tự do tuyệt đối.” Và: “Tự do ngôn luận cần được thừa nhận bởi vì nó phải được thừa nhận.” Vấn đề ngôn luận tự do này sẽ đẩy ông tới những vấn đề lớn hơn về “cá nhân đối kháng nhà nước”, nhưng ông biết rằng vấn đề đó chính là lý do tồn tại của triết học chính trị; và ông biết rằng quả thực vấn đề đó đi vào cốt lõi của triết học.

Sự kiên quyết nhẹ nhàng của Spinoza về nền dân chủ như con đường phát triển

Will Durant cho chúng ta biết: Chính từ Spinoza mà J.-J. Rousseau rút ra được những ý tưởng về chủ quyền của dân chúng, về ý chí chung, về quyền cách mạng, về tính chính đáng của sức mạnh giúp con người được tự do, và về nhà nước lý tưởng như một nhà nước mà trong đó mọi công dân tạo thành một hội đồng với quyền lực tối hậu. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ phần nào cũng bắt nguồn từ những luận văn bị bỏ quên của nhà triết học lặng lẽ này ở Amsterdam. […] Người ta tự hỏi, tầm vóc thành tựu của người đàn ông này sẽ lớn tới đâu nếu ông ta không chết ở tuổi bốn mươi tư.

Liên quan đến vấn đề xã hội, chúng ta đã nghe nói rằng tính đạo đức là một phương tiện mà kẻ mạnh sử dụng để kiểm soát kẻ yếu. Nhưng Nietzsche làm ngã ngửa chúng ta: “Nhiều phần sự thật hơn lại nằm ở chỗ tính đạo đức lại là một phương tiện để kẻ yếu kiểm soát kẻ mạnh, là xiềng xích mà tính yếu đuối nhẹ nhàng đặt vào chân của tính mạnh mẽ.”

Những phê phán “ác độc” của Nietzsche về dân chủ, nữ quyền, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô chính phủ, triết học hiện đại, và nhất là nền đạo đức cũ khiến chúng ta thoạt tiên thấy hầu như Nietzsche không còn liên hệ gì đến xã hội. Ông như kẻ điên đứng gào thét bên lề các cấu trúc xã hội và đạo đức của chúng ta.

Biện hộ sôi nổi của Nietzsche cho chế độ quý tộc và hùng lực

Will Durant phê bình nặng nề cái viễn tượng quá siêu hình này của Nietzsche, thấy gần như không có điều gì khả thủ từ trong vô vàn ý tưởng cách mạng của triết gia, ngoại trừ một lời kêu gọi hành động dành cho xã hội của các thế hệ sau: ý chí hùng lực mang tính chất quý tộc. Với Giêsu, Nietzsche thất vọng bao nhiêu thì Will Durant hy vọng bấy nhiêu.

ĐẶT SÁCH

Bìa cứng: 270.000 đ/ cuốn (Được đánh số từ 101-150 và đóng triện Khai Tâm)
Bìa mềm: 129.600 đ/ cuốn (Ưu đãi đến 20%)

ĐĂNG KÝ NGAY VÀ
NHẬN ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 20%

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy đợi email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách 

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

U trung thùy bạch thiên thu hậu,
Xã tắc quân dân thục trọng khinh.
  
 - Nguyễn Văn Tường -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Đừng Thắng đối thủ, hãy thắng khách hàng.
  
 - Nguyễn Hữu Long -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Thế giới sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu con người có thể giữ im lặng giống như việc nói chuyện.
  
 - Spinoza -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Những vườn địa đàng đợi ma thuật của tư tưởng
Cái đẹp thèm khát cú chạm của bàn tay nghệ sĩ,
Chân lý chỉ thèm khát được cảm hoặc nhìn thấy.

Will Durant 

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Những vườn địa đàng đợi ma thuật của tư tưởng
Cái đẹp thèm khát cú chạm của bàn tay nghệ sĩ,
Chân lý chỉ thèm khát được cảm hoặc nhìn thấy.

Will Durant 

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách